« Trở về

Phát triển năng lực trong môn Địa lí - Lớp 7

Tác giả: Nguyễn Thị Hồng (Chủ biên) - Đào Ngọc Hùng - Nguyễn Phương Liên - Tô Thị Quỳnh Giang - Nguyễn Thị Sơn Hà - Thân Thị Huyền - Phạm Thị Nhinh
Số trang: 164
Kích thước: 19 x 26.5
Giá bán: 50.000 VNĐ
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm xuất bản: 2019

LỜI NÓI ĐẦU

 

Ngày 03 tháng 10 năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH, hướng dẫn thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017 - 2018.

 

Trên tinh thần này, chúng tôi biên soạn bộ sách Phát triển nàng lực trong môn Địa lý cấp Trung học cơ sở. Nội dung bộ sách cụ thể hoá các bước xây dựng bài học Địa lý theo hướng tăng cường và phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh bằng việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học tập trong và ngoài lớp học. Các hoạt động học tập trong sách giúp học sinh rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu dựa theo các nội dung bài học trong sách giáo khoa để học sinh tiếp nhận, vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết các nhiệm vụ học tập đặt ra trong từng bài học, đồng thời đảm bảo cho học sinh được dành nhiều thời gian trên lớp để luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, sáng tạo, bảo vệ kết quả học tập của mình.

 

Các bài học trong cuốn sách mang tính tích hợp, liên môn, được thiết kế theo tiến trình tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, chủ động của học sinh, phù hợp với các dạng hoạt động học tập đặc thù của môn Địa lý. Từng hoạt động học được thiết kế rõ ràng theo con đường hình thành kiến thức, định hướng sản phẩm để phát triển năng lực chung và đặc thù trong môn Địa lý cho học sinh.

 

Cấu trúc của bài học bao gồm 3 phần:

 

- Phần đầu gồm:

 

+ Mục tiêu học sinh cần đạt để phát triển năng lực, được thể hiện dưới dạng các chỉ số hành vi, mức độ biểu hiện của năng lực thành phần mong muốn phát triển ở học sinh. Phần này được nêu cụ thể, chi tiết để học sinh có thể tự định hướng kiểm tra kết quả học tập đạt được khi tự học theo sách và làm cơ sở để giáo viên đánh giá được tiết dạy, bài giảng đã đạt hay chưa.

 

+ Các từ khoá thể hiện nội dung chính của bài, giúp học sinh dễ tra cứu, ghi nhớ, ôn tập các kiến thức.

 

- Phần Hoạt động học tập được thiết kế chi tiết đến từng hoạt động học, trong đó chỉ rõ cách thức học sinh cần thực hiện và sản phẩm học sinh cần đạt được, kiến thức học sinh cần hình thành và chiếm lĩnh. Mỗi hoạt động đều được đánh số và tăng dần mức độ nhận thức. Học sinh có thể làm việc theo nhóm hoặc làm việc cá nhân để hoàn thành các hoạt động học tập. Cách học sinh thực hiện các hoạt động học tập, giúp đỡ bạn trong quá trình học và sản phẩm đạt được của từng hoạt động học tập là cơ sở đánh giá năng lực học sinh theo mục tiêu đặt ra.

 

- Phần Hoạt động mở rộng giúp học sinh ôn tập, củng cố, mở rộng các kiến thức, nâng cao năng lực cho học sinh. Phần này cũng góp phần phân hoá học sinh khi những học sinh khá, giỏi có thể thực hiện được hết hoạt động trong các giờ học trên lớp hoặc học sinh có thể tự thành lập các nhóm để thực hiện những dự án học tập, nhiệm vụ học tập mở rộng ở nhà.

 

Giáo viên có thể đánh giá năng lực học sinh qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một hoạt động, một sản phẩm, kết quả thực hành, bài thuyết trình hoặc quá trình học sinh tham gia thảo luận, hỗ trợ bạn trong nhóm học tập.

 

Do từng bài học được thiết kế chi tiết thành các hoạt động, nên giáo viên, phụ huynh có thể yêu cầu học sinh làm trước ở nhà để đến lớp dành thời gian trao đổi, thảo luận mở rộng, đào sâu kiến thức của phần bài tập. Qua các hoạt động học sinh thực hiện, giáo viên hoặc phụ huynh có thể xác định được những năng lực nào mà học sinh hoặc con em mình còn thiếu, còn yếu để có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời. Trong quá trình biên soạn bộ sách này, căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Địa lý cấp THCS của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi không tổ chức thiết kế các hoạt động học tập cho những bài này.

 

Bộ sách là tài liệu để giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục so sánh, đối chiếu, đánh giá giữa cách tiếp cận nội dung và tiếp cận phát triển năng lực theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, làm cơ sở định hướng hoạt động dạy học trong nhà trường, góp phần kết nối giữa Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành với Chương trình giáo dục phổ thông mới trong cách tiếp cận dạy học phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.

 

Sách có sử dụng một số hình ảnh, bản đồ, biểu đồ của các cơ quan thông tấn, các nhà xuất bản, các cơ quan, đơn vị khác và hình ảnh từ Internet. Nhóm tác giả chân thành cảm ơn tác giả của những hình ảnh, bản đồ, biểu đồ này; các cơ quan, đơn vị có các hình ảnh, bản đồ, biểu đồ được sử dụng trong sách. Danh mục nguồn của các hình ảnh, bản đồ, biểu đồ sử dụng trong sách được dẫn cụ thể ở cuối sách.

 

Với mong muốn bộ sách ngày càng hoàn thiện trong những lần xuất bản tiếp theo, chúng tôi xin trân trọng đón nhận các ý kiến đóng góp cho bộ sách từ các thầy cô giáo, các em học sinh, các bậc phụ huynh và bạn đọc gần xa. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về:

 

PHÒNG BIÊN TẬP NỘI DUNG VÀ THIẾT KẾ MỸ THUẬT

Công ty cổ phần Sách Giáo dục tại thành phố Hà Nội - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 2, nhà D, tòa Vinaconex 1, số 289A, Khuất Duy Tiến, quận cẩu Giấy, thành phố Hà Nội

Email: ktdtebs@gmail.com

 

Trân trọng cảm ơn!

CÁC TÁC GIẢ

Chủ đề/ Bài  Học liệu
Bài 1. Dân số
  • Bảng 1

  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3a

  • Hình 3b

  • Nối ô

Expand
Bài 2. Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới
  • Bảng 1

  • Hình 1

  • Nối ô 1

  • Nối ô 2

Expand
Bài 3. Quần cư. Đô thị hoá
  • Hình 1a

  • Hình 1b

  • Hình 2

Expand
Bài 4. Thực hành Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi
  • Bảng 1

  • Hình 1

  • Hình 1a

  • Hình 1b

  • Hình 2

Expand
Bài 5. Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm
  • Hình 1

  • Hình 2

Expand
Bài 6. Môi trường nhiệt đới
  • Hình 1

  • Hình 2a

  • Hình 2b

  • Hình 2c

Expand
Bài 7. Môi trường nhiệt đới gió mùa
  • Bảng 1

  • Bảng 2

  • Hình 1

  • Hình 2a

  • Hình 2b

Expand
Bài 9. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng
  • Bảng 1

  • Nối ô

Expand
Bài 10. Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng
  • Bảng 1

  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

Expand
Bài 11. Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng
  • Bảng 1

  • Hình 1

  • Hình 2a

  • Hình 2b

  • Hình 2c

  • Hình 2d

  • Hình 3a

  • Hình 3b

Expand
Bài 12. Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng
  • Hình 1a

  • Hình 1b

  • Hình 1c

  • Hình 1d

  • Hình 2a

  • Hình 2b

  • Hình 2c

  • Hình 2d

Expand
Bài 13. Môi trường đới ôn hoà
  • Bảng 1

  • Hình 1a

  • Hình 1b

  • Hình 1c

  • Hình 1d

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4a

  • Hình 4b

  • Hình 4c

Expand
Bài 14. Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hòa
  • Bảng 1

  • Hình 1a

  • Hình 1b

  • Hình 2

  • Ô trống

Expand
Bài 15. Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa
  • Hình 1a

  • Hình 1b

  • Hình 1c

  • Hình 1d

  • Hình 1e

  • Hình 1f

  • Hình 1g

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Nối ô

Expand
Bài 16. Đô thị hoá ở đới ôn hoà
  • Hình 1a

  • Hình 1b

  • Hình 2

Expand
Bài 17. Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa
  • Hình 1

  • Hình 2a

  • Hình 2b

Expand
Bài 18. Thực hành Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Nối ô

Expand
Bài 19. Môi trường hoang mạc
  • Hình 1

  • Sơ đồ

Expand
Bài 20. Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Hình 7

Expand
Bài 21. Môi trường đới lạnh
  • Bảng 1

  • Hình 1

  • Nối ô

Expand
Bài 22. Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh
  • Bảng 1

  • Hình 1a

  • Hình 1b

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

Expand
Bài 23. Môi trường vùng núi
  • Bảng 1

  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3a

  • Hình 3b

  • Hình 3c

Expand
Bài 25. Thế giới rộng lớn và đa dạng
  • Bảng 1

  • Bảng 2

  • Hình 1

Expand
Bài 26. Thiên nhiên châu Phi
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Nối ô

Expand
Bài 27. Thiên nhiên châu Phi (tiếp theo)
  • Điền ô trống

  • Hình 1a

  • Hình 1b

  • Hình 1c

  • Hình 1d

Expand
Bài 28. Thực hành: Phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi
  • Bảng 1

  • Nối ô

Expand
Bài 29. Dân cư, xã hội châu Phi
  • Bảng 1

  • Sơ đồ

Expand
Bài 30. Kinh tế châu Phi
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Nối ô

Expand
Bài 31. Kinh tế châu Phi (tiếp theo)
  • Bảng 1

  • Hình 1

Expand
Bài 32. Các khu vực châu Phi
  • Hình 1

  • Hình 2a

  • Hình 2b

  • Hình 2c

  • Hình 2d

  • Hình 2f

  • Hình 2g

  • Hình 2h

  • Hình 2m

  • Hình 3a

  • Hình 3b

  • Hình 3c

Expand
Bài 33. Các khu vực châu Phi (tiếp theo)
  • Bảng 1

  • Hình 1

  • Hình 2

  • Ô trống

Expand
Bài 34. Thực hành So sánh nền kinh tế của ba khu vực châu Phi
  • Bảng 1

  • Hình 1

  • Nối ô

Expand
Bài 35. Khái quát châu Mĩ
  • Hình 1

Expand
Bài 36. Thiên nhiên Bắc Mĩ
  • Bảng 1

  • Điền ô trống

  • Hình 1a

  • Hình 1b

Expand
Bài 37. Dân cư Bắc Mĩ
  • Hình 1a

  • Hình 1b

  • Hình 1c

  • Hình 1e

  • Hình 1f

  • Hình 2

  • Hình 3

Expand
Bài 38. Kinh tế Bắc Mĩ
  • Hình 1

Expand
Bài 39. Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo)
  • Bảng 1

  • Hình 1a

  • Hình 1b

  • Hình 1c

  • Hình 2

  • Hình 3

Expand
Bài 40. Thực hành: Tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì và vùng công nghiệp “Vành đai Mặt Trời”
  • Bảng 1

  • Hình 1

Expand
Bài 41. Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Nối ô

Expand
Bài 42. Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)
  • Bảng 1

  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

Expand
Bài 43. Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ
  • Hình 1

  • Hình 2

Expand
Bài 44. Kinh tế Trung và Nam Mĩ
  • Hình 1

  • Hình 2a

  • Hình 2b

  • Hình 2c

  • Hình 2d

  • Nối ô

Expand
Bài 45. Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Nối ô

  • Ô trống

Expand
Bài 46. Thực hành Sự phân hoá của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy An-đet
  • Bảng 1

  • Hình 1

Expand
Bài 47. Châu Nam Cực – châu lục lạnh nhất thế giới
  • Bảng 1

Expand
Bài 48. Thiên nhiên châu Đại Dương
  • Bảng 1

  • Hình 1

  • Nối ô

Expand
Bài 49. Dân cư và kinh tế châu Đại Dương
  • Bảng 1

  • Hình 1

Expand
Bài 50. Thực hành Viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Nối ô

Expand
Bài 51. Thiên nhiên châu Âu
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3a

  • Hình 3b

  • Hình 3c

  • Hình 3d

Expand
Bài 52. Thiên nhiên châu Âu (tiếp theo)
  • Bảng 1

  • Bảng 2

Expand
Bài 53. Thực hành Đọc, phân tích lược đồ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa châu Âu
  • Bảng 1

  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3a

  • Hình 3b

  • Hình 3c

Expand
Bài 54. Dân cư, xã hội châu Âu
  • Bảng 1

  • Hình 1

Expand
Bài 55. Kinh tế châu Âu
  • Nối ô

Expand
Bài 56. Khu vực Bắc Âu
  • Bảng 1

  • Hình 1

Expand
Bài 57. Khu vực Tây và Trung Âu
  • Bảng 1

  • Hình 1

  • Hình 2

Expand
Bài 58. Khu vực Nam Âu
  • Bảng 1

  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

Expand
Bài 59. Khu vực Đông Âu
  • Bảng 1

  • Hình 1

  • Hình 2

  • Nối ô

Expand
Bài 60. Liên minh châu Âu
  • Hình 1

  • Hình 2

Expand
Bài 61. Thực hành Đọc lược đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế châu Âu
  • Bảng 1

  • Bảng 2

  • Bảng 3

  • Hình 1

  • Hình 2

Expand
  • Các sách cùng loại