« Trở về

Phát triển năng lực trong môn Lịch sử - Lớp 7

Tác giả: Nguyễn Thị Bích - Hoàng Thanh Tú (Đồng Chủ biên) - Ninh Thị Hạnh - Bùi Thị Bích Ngọc - Nguyễn Hồng Nhung - Chu Ngọc Quỳnh
Số trang: 160
Kích thước: 19 x 26.5
Giá bán: 49.000 VNĐ
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm xuất bản: 2018

LỜI NÓI ĐẦU

 

Ngày 03 tháng 10 năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 4612/BGDĐT–GDTrH, hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017 – 2018.

 

Trên tinh thần này, việc biên soạn bộ sách Phát triển năng lực trong môn Lịch sử cấp Trung học cơ sởlà sự cụ thể hoá các bước xây dựng bài học Lịch sử theo hướng tăng cường và phát huy tính chủ động, tích cực tự học của học sinh bằng việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học tập vừa thực hiện trong lớp học vừa thực hiện ngoài lớp học. Bộ sách chú trọng đến việc tổ chức theo các hoạt động học tập giúp học sinh rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu dựa theo các nội dung bài học trong sách giáo khoa để học sinh tiếp nhận, vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết các nhiệm vụ học tập đặt ra trong từng bài học, đồng thời đảm bảo cho học sinh được dành nhiều thời gian trên lớp để luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, sáng tạo, bảo vệ kết quả học tập của mình.

 

Các bài học trong sách mang tính tích hợp, liên môn, được thiết kế theo tiến trình tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, chủ động của học sinh, phù hợp với các dạng hoạt động học tập đặc thù của môn Lịch sử. Với mỗi bài học, từng hoạt động học được thiết kế rõ ràng theo con đường hình thành kiến thức, định hướng sản phẩm, tạo không gian cho học sinh hoạt động, sáng tạo dựa trên các tư liệu lịch sử đa dạng, phong phú để phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù trong môn Lịch sử cho học sinh.

 

Cấu trúc của bài học bao gồm 3 phần:

 

- Phần đầu gồm:

 

+  Mục tiêu học sinh cần đạt để phát triển năng lực, được thể hiện dưới dạng các chỉ số hành vi, mức độ biểu hiện của năng lực thành phần mong muốn phát triển ở học sinh. Phần này được nêu cụ thể, chi tiết để học sinh có thể tự định hướng kiểm tra kết quả học tập đạt được khi tự học theo sách và làm cơ sở để giáo viên đánh giá được tiết dạy, bài giảng đã đạt hay chưa.

 

+  Các từ khoá thể hiện nội dung chính của bài, giúp học sinh dễ tra cứu, ghi nhớ, ôn tập các kiến thức.

 

- Phần Hoạt động học tập được thiết kế chi tiết đến từng hoạt động học, trong đó chỉ rõ cách thức học sinh cần thực hiện và sản phẩm học sinh cần đạt được, kiến thức học sinh cần hình thành và chiếm lĩnh. Mỗi hoạt động đều được đánh số và tăng dần mức độ nhận thức. Học sinh có thể làm việc theo nhóm hoặc làm việc cá nhân để hoàn thành các hoạt động học tập. Cách học sinh thực hiện các hoạt động học tập, giúp đỡ bạn trong quá trình học và sản phẩm đạt được của từng hoạt động học tập là cơ sở đánh giá năng lực học sinh theo mục tiêu đặt ra.

 

- Phần Hoạt động mở rộng giúp học sinh ôn tập, củng cố, mở rộng các kiến thức, nâng cao năng lực cho học sinh. Phần này cũng góp phần phân hoá học sinh khi những học sinh khá, giỏi có thể thực hiện được hết hoạt động trong các giờ học trên lớp hoặc học sinh có thể tự thành lập các nhóm để thực hiện những dự án học tập, nhiệm vụ học tập mở rộng ở nhà.

 

Giáo viên có thể đánh giá năng lực học sinh qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một hoạt động, một sản phẩm, kết quả thực hành, bài thuyết trình hoặc quá trình học sinh tham gia thảo luận, hỗ trợ bạn trong nhóm học tập.

 

Do từng bài học được thiết kế chi tiết thành các hoạt động, nên giáo viên, phụ huynh có thể yêu cầu học sinh làm trước ở nhà để đến lớp dành thời gian trao đổi, thảo luận mở rộng, đào sâu kiến thức của phần bài tập. Đặc biệt, với một số hoạt động trong sách, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực hiện dưới dạng dự án học tập theo tháng, theo học kỳ hoặc trong các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của nhà trường. Qua các hoạt động học sinh thực hiện, giáo viên hoặc phụ huynh có thể xác định được những năng lực nào mà con em mình còn thiếu, còn yếu để có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời.

 

Bộ sách là tài liệu để giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục so sánh, đối chiếu, đánh giá giữa cách tiếp cận nội dung và tiếp cận phát triển năng lực theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, làm cơ sở định hướng hoạt động dạy học trong nhà trường, góp phần kết nối giữa Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành với Chương trình giáo dục phổ thông mới trong cách tiếp cận dạy học phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.

 

Sách có sử dụng một số đoạn tư liệu của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu cũng như sử dụng một số hình ảnh của các cơ quan thông tấn, các bảo tàng, các cơ quan, đơn vị khác và hình ảnh từ Internet. Nhóm tác giả chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu là tác giả của các tư liệu được trích dẫn và tác giả của các hình ảnh, các cơ quan, đơn vị có các hình ảnh được sử dụng trong sách. Danh mục nguồn của các hình ảnh sử dụng trong sách được dẫn cụ thể ở cuối sách.

 

Với mong muốn bộ sách ngày càng hoàn thiện trong những lần xuất bản tiếp theo, chúng tôi xin trân trọng đón nhận các ý kiến đóng góp cho bộ sách từ các thầy cô giáo, các em học sinh, các bậc phụ huynh và bạn đọc gần xa. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về:

 

PHÒNG BIÊN TẬP NỘI DUNG VÀ THIẾT KẾ MỸ THUẬT

Công ty Cổ phần Sách Giáo dục tại thành phố Hà Nội – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 2, nhà D, toà Vinaconex 1, số289A, Khuất Duy Tiến, quận Cầu Giấy, thành phốHà Nội

Email: ktdt.ebs@gmail.com

 

Trân trọng cảm ơn!

CÁC TÁC GIẢ

Chủ đề/ Bài  Tài liệu hỗ trợ học
Bài 1. Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

Expand
Bài 2. Sự suy vong của xã hội phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Phiếu học tập

Expand
Bài 3. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kỳ trung đại ở châu Âu
  • Đường Cao Tổ

  • Mẫu thẻ nhớ

  • Sơ đồ 1

  • Sơ đồ 2

  • Tần Thủy Hoàng

  • Thành Cát Tư Hãn

  • Thuận Trị Hoàng Đế

Expand
Bài 5. Ấn độ thời phong kiến
  • Hình 1

  • Phiếu học tập

  • Sơ đồ 1a

  • Sơ đồ 1b

  • Sơ đồ 1c

Expand
Bài 6. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
  • Bảng 1

  • Bảng 2

  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hồ sơ

Expand
Bài 7. Những nét chung về xã hội phong kiến
  • Bảng 1

  • Sơ đồ 1

  • Sơ đồ 2

Expand
Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lập
  • Hình 1a

  • Hình 1b

  • Sơ đồ 1

  • Thẻ nhớ

  • Tư liệu

Expand
Bài 9. Nước Đại Cồ Việt thời Đinh, Tiền Lê
  • Bảng tổng hợp

  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Phiếu học tập

  • Sơ đồ 1

  • Sơ đồ 2

Expand
Bài 10. Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước
  • Bảng 1

  • Hình a

  • Hình b

  • Thẻ nhớ

Expand
Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Sơ đồ 1

  • Thẻ nhớ

Expand
Bài 12. Đời sống kinh tế, văn hoá
  • Hình 1

  • Hình 10

  • Hình 11

  • Hình 12

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Hình 7

  • Hình 8

  • Hình 9

Expand
Bài 13. Nước Đại Việt ở thế kỷ XIII
  • Bảng 1

  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

Expand
Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỷ XIII)
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

Expand
Bài 15. Sự phát triển kinh tế và văn hoá thời Trần
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Hình 7

  • Hình 8

  • Nối ô

Expand
Bài 16. Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỷ XIV
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Thẻ nhớ

Expand
Bài 17. Ôn tập chương II và chương III
  • Giới thiệu 1

  • Giới thiệu 2

  • Giới thiệu 3

  • Giới thiệu 4

  • Hình 1

Expand
Bài 18. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỷ XV
  • Bảng 1

  • Hình 1

  • Mẫu thiết kế

Expand
Bài 19. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)
  • Bảng 1

  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Mẫu bài giới thiệu

  • Mẫu Hồ sơ

  • Sơ đồ đường trục

Expand
Bài 20. Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527)
  • Điền vào chỗ trống

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Mẫu sơ đồ 1

  • Mẫu sơ đồ 2

  • Mẫu sơ đồ 3

  • Sơ đồ 1

  • Thẻ nhớ

  • Thiết kế mô hình

  • Thiết kế tập san

  • Vẽ tranh

Expand
Bài 21. Ôn tập chương IV
  • Bài giới thiệu

  • Bảng 1

  • Bảng 2

  • Mẫu bài giới thiệu

  • Sơ đồ 1

  • Sơ đồ 2

Expand
Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỷ XVI - XVIII)
  • Giới thiệu

  • Hình 1

  • Hình 2

  • Thẻ nhớ

Expand
Bài 23. Kinh tế, văn hóa thế kỷ XVI - XVIII
  • Giới thiệu

  • Mẫu

  • Ô chữ

  • Sơ đồ

Expand
Bài 24. Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỷ XVIII
  • Hình 1

  • Mẫu thuyết trình

  • Thẻ nhớ

Expand
Bài 25. Phong trào Tây Sơn
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Hình 7

  • Phiếu học tập

Expand
Bài 26. Quang Trung xây dựng đất nước
  • Mẫu sơ đồ

  • Phiếu học tập

Expand
Bài 27. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn
  • Hình 1

  • Sơ đồ

  • Sơ đồ 1

  • Thẻ nhớ

Expand
Bài 28. Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thể kỉ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Phiếu học tập

Expand
Bài 29. Ôn tập chương V và chương VI
  • Điền vào chỗ trống

  • Gợi ý

  • Sơ đồ

Expand
Bài 30. Tổng kết
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hồ sơ

Expand
Chủ đề/ Bài  Học liệu
  • Các sách cùng loại