« Trở về

Phát triển năng lực trong môn Giáo dục công dân - Lớp 8

Kết nối tác giả
Tác giả: Đào Thị Ngọc Minh - Phạm Quỳnh (Đồng chủ biên) - Đặng Xuân Điều - Đào Thị Hà - Lưu Thị Thu Hà - Tiêu Thị Mỹ Hồng - Vũ Thị Thanh Nga
Số trang: 96
Kích thước: 19 x 26.5
Giá bán: 35000 VNĐ
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm xuất bản: 2019

LỜI NÓI ĐẦU

 

Ngày 03 tháng 10 năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 4612/BGDĐT–GDTrH, hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017 – 2018.

 

Trên tinh thần này, việc biên soạn bộ sách Phát triển năng lực trong môn Giáo dục công dân cấp Trung học cơ sở là sự cụ thể hoá các bước xây dựng bài học trong sách giáo khoa Giáo dục công dân theo hướng tăng cường và phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả trong lớp học và ngoài lớp học. Bộ sách chú trọng đến các hoạt động giúp học sinh rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu dựa trên các nội dung trong sách giáo khoa để học sinh tiếp nhận, vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết các nhiệm vụ học tập đặt ra trong từng bài học, đồng thời đảm bảo cho học sinh được dành nhiều thời gian trên lớp để luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, sáng tạo, bảo vệ kết quả học tập của mình.

 

Các bài học trong cuốn sách mang tính tích hợp, liên môn, được thiết kế theo tiến trình tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, chủ động của học sinh, dựa trên các dạng hoạt động học tập đặc thù trong môn Giáo dục công dân, phù hợp với các hoạt động dạy học của môn học này. Từng hoạt động học được thiết kế rõ ràng theo con đường hình thành kiến thức, định hướng sản phẩm để phát triển năng lực chung và đặc thù trong môn Giáo dục công dâncho học sinh.

 

Cấu trúc của bài học bao gồm 3 phần:

 

- Phần đầu gồm:

 

+  Mục tiêu học sinh cần đạt để phát triển năng lực, được phát biểu theo các chỉ số hành vi, mức độ biểu hiện của năng lực thành phần mong muốn phát triển ở học sinh. Phần này được nêu cụ thể, chi tiết để học sinh có thể tự định hướng kiểm tra kết quả học tập đạt được khi tự học theo sách và làm cơ sở để giáo viên đánh giá được tiết dạy, bài giảng đã đạt hay chưa.

 

+  Các từ khoá thể hiện nội dung chính của bài, giúp học sinh dễ tra cứu, ghi nhớ, ôn tập các kiến thức.

 

- Phần Hoạt động học tập được thiết kế chi tiết đến từng hoạt động học, trong đó chỉ rõ cách thức học sinh cần thực hiện và sản phẩm học sinh cần đạt được, kiến thức học sinh cần hình thành và chiếm lĩnh. Mỗi hoạt động đều được đánh số và tăng dần mức độ nhận thức. Học sinh có thể làm việc theo nhóm hoặc làm việc cá nhân để hoàn thành các hoạt động học tập. Cách học sinh thực hiện các hoạt động học tập, giúp đỡ bạn trong quá trình học và sản phẩm đạt được của từng hoạt động học tập là cơ sở đánh giá năng lực học sinh theo mục tiêu đặt ra.

 

- Phần Hoạt động mở rộng giúp học sinh ôn tập, củng cố, mở rộng các kiến thức, nâng cao năng lực cho học sinh. Phần này cũng góp phần phân hoá học sinh khi những học sinh khá, giỏi có thể thực hiện được hết hoạt động trong các giờ học trên lớp hoặc học sinh có thể tự thành lập các nhóm để thực hiện những dự án học tập, nhiệm vụ học tập mở rộng ở nhà.

 

Giáo viên có thể đánh giá năng lực học sinh qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một hoạt động, một sản phẩm, kết quả thực hành, bài thuyết trình hoặc quá trình học sinh tham gia thảo luận, hỗ trợ bạn trong nhóm học tập.

 

Do từng bài học được thiết kế chi tiết thành các hoạt động, nên giáo viên, phụ huynh có thể yêu cầu học sinh làm trước ở nhà để đến lớp dành thời gian trao đổi, thảo luận mở rộng, đào sâu kiến thức của phần bài tập. Qua các hoạt động học sinh thực hiện, giáo viên hoặc phụ huynh có thể xác định được những năng lực nào mà con em mình còn thiếu, còn yếu để có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời.

 

Bộ sách là tài liệu để giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục so sánh, đối chiếu, đánh giá giữa cách tiếp cận nội dung và tiếp cận phát triển năng lực theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, làm cơ sở định hướng hoạt động dạy học trong nhà trường, góp phần kết nối giữa Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành với Chương trình giáo dục phổ thông mới trong cách tiếp cận dạy học phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.

 

Trong sách có sử dụng một số hình ảnh trên Internet, nhóm tác giả chân thành cảm ơn tác giả của những hình ảnh này và cá nhân có mặt trong các bức ảnh.

 

Với mong muốn bộ sách ngày càng hoàn thiện trong những lần xuất bản tiếp theo, chúng tôi xin trân trọng đón nhận các ý kiến đóng góp cho bộ sách từ các thầy cô giáo, các em học sinh, các bậc phụ huynh và bạn đọc gần xa. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về:

 

PHÒNG BIÊN TẬP NỘI DUNG VÀ THIẾT KẾ MỸ THUẬT

Công ty Cổ phần Sách Giáo dục tại thành phố Hà Nội – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 2, nhà D, toà Vinaconex 1, số 289A, Khuất Duy Tiến, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Email: ktdt.ebs@gmail.com

 

CÁC TÁC GIẢ

Chủ đề/ Bài  Học liệu
Bài 1. Tôn trọng lẽ phải
  • Bảng 1

  • Bảng 2

  • Hình 1

Expand
Bài 2. Liêm khiết
  • Bảng 1

  • Bảng 2

  • Bảng 3

  • Bảng 4

Expand
Bài 3. Tôn trọng người khác
  • Bảng 1

  • Quy tắc

  • Sơ đồ 1

Expand
Bài 4. Giữ chữ tín
  • Bảng 1

  • Bảng 2

  • Hình 1

Expand
Bài 5. Pháp luật và kỉ luật
  • Bảng 1

  • Bảng 2

  • Bảng 3

  • Bảng 4

  • Hình 1a

  • Hình 1b

Expand
Bài 6. Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh
  • Bảng 1

  • Hình 1

  • Quy tắc trong giao tiếp, ứng xử

Expand
Bài 8. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
  • Bảng 1

  • Bảng 2

  • Hình 1

Expand
Bài 9. Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư
  • Bảng 1

  • Hình 1

Expand
Bài 10. Tự lập
  • Bảng 1

  • Bảng 2

  • Sơ đồ

Expand
Bài 11. Lao động tự giác và sáng tạo
  • Bảng 1

  • Bảng 2

  • Bảng 3

Expand
Bài 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
  • Bảng 1

  • Những hành vi thể hiện quyền và nghĩa vụ

  • Quyền và nghĩa vụ

Expand
Bài 13. Phòng chống tệ nạn xã hội
  • Bảng 1

  • Hành vi bị ngăn cấm

Expand
Bài 14. Phòng, chống nhiếm HIV, AIDS
  • Hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV, AIDS

  • Hình 1

  • Phiếu học tập

Expand
Bài 15. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
  • Bảng 1

  • Bảng 2

  • Bảng 3

  • Bảng 4

  • Bảng 5

  • Sơ đồ 1

Expand
Bài 16. Quyền sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác
  • Nối ô 1

  • Nối ô 2

  • Tư liệu tham khảo

  • Ý kiến của em 1

  • Ý kiến của em 2

Expand
Bài 17. Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng
  • Bảng 1

  • Báo cáo quá trình thực hiện dự án

  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Hình 7

  • Hình 8

  • Hình 9

  • Luật Quản lí, sử dụng tài sản công năm...

Expand
Bài 18. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
  • Bảng 1

  • Bảng 2

Expand
Bài 19. Tự do ngôn luận
  • Bảng 1

  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Sắp xếp thẻ chữ

  • Tư liệu tham khảo

  • Ý kiến của em

Expand
Bài 20. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Bảng 1

  • Bảng 2

  • Bảng 3

  • Hình 1

  • Ô chữ

  • Tài liệu tham khảo

Expand
Bài 21. Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Sơ đồ

Expand
  • Các sách cùng loại