« Trở về

Phát triển năng lực trong môn Hóa học - Lớp 8

Tác giả: Nguyễn Văn Biên (Tổng Chủ biên) - Phạm Thị Bích Đào (Chủ biên) - Lê Thị Hồng Hải - Đỗ Thị Quỳnh Mai - Nguyễn Thu Thảo
Số trang: 128
Kích thước: 19 x 26.5
Giá bán: 45000 VNĐ
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm xuất bản: 2019

LỜI NÓI ĐẦU

 

Ngày 03 tháng 10 năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 4612/BGDĐT–GDTrH, hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017 – 2018.

 

Trên tinh thần này, việc biên soạn bộ sách Phát triển năng lực trong môn Hoá học cấp Trung học cơ sở là sự cụ thể hoá các bước xây dựng bài học trong sách giáo khoa Hoá học theo hướng tăng cường và phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả trong lớp học và ngoài lớp học. Bộ sách chú trọng đến các hoạt động giúp học sinh rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu dựa trên các nội dung trong sách giáo khoa để học sinh tiếp nhận, vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết các nhiệm vụ học tập đặt ra trong từng bài học, đồng thời đảm bảo cho học sinh được dành nhiều thời gian trên lớp để luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, sáng tạo, bảo vệ kết quả học tập của mình.

 

Các bài học trong mỗi cuốn sách mang tính tích hợp, liên môn, được thiết kế theo tiến trình tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, chủ động của học sinh, dựa trên các dạng hoạt động học tập đặc thù trong môn Hoá học, phù hợp với các hoạt động dạy học của môn học này. Từng hoạt động học được thiết kế rõ ràng theo con đường hình thành kiến thức, định hướng sản phẩm để phát triển năng lực chung và đặc thù trong môn Hoá học cho học sinh.

 

Cấu trúc của bài học bao gồm 3 phần:

 

- Phần đầu gồm:

 

+  Mục tiêu học sinh cần đạt để phát triển năng lực, được phát biểu theo các chỉ số hành vi, mức độ biểu hiện của năng lực thành phần mong muốn phát triển ở học sinh. Phần này được nêu cụ thể, chi tiết để học sinh có thể tự định hướng kiểm tra kết quả học tập đạt được khi tự học theo sách và làm cơ sở để giáo viên đánh giá được tiết dạy, bài giảng đã đạt hay chưa.

 

+  Các từ khoá thể hiện nội dung chính của bài, giúp học sinh dễ tra cứu, ghi nhớ, ôn tập các kiến thức.

 

- Phần Hoạt động học tập được thiết kế chi tiết đến từng hoạt động học, trong đó chỉ rõ cách thức học sinh cần thực hiện và sản phẩm học sinh cần đạt được, kiến thức học sinh cần hình thành và chiếm lĩnh. Mỗi hoạt động đều được đánh số và tăng dần mức độ nhận thức. Học sinh có thể làm việc theo nhóm hoặc làm việc cá nhân để hoàn thành các hoạt động học tập. Cách học sinh thực hiện các hoạt động học tập, giúp đỡ bạn trong quá trình học và sản phẩm đạt được của từng hoạt động học tập là cơ sở đánh giá năng lực học sinh theo mục tiêu đặt ra.

 

- Phần Hoạt động mở rộng giúp học sinh ôn tập, củng cố, mở rộng các kiến thức, nâng cao năng lực cho học sinh. Phần này cũng góp phần phân hoá học sinh khi những học sinh khá, giỏi có thể thực hiện được hết hoạt động trong các giờ học trên lớp hoặc học sinh có thể tự thành lập các nhóm để thực hiện những dự án học tập, nhiệm vụ học tập mở rộng ở nhà.

 

Giáo viên có thể đánh giá năng lực học sinh qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một hoạt động, một sản phẩm, kết quả thực hành, bài thuyết trình hoặc quá trình học sinh tham gia thảo luận, hỗ trợ bạn trong nhóm học tập.

 

Do từng bài học được thiết kế chi tiết thành các hoạt động, nên giáo viên, phụ huynh có thể yêu cầu học sinh làm trước ở nhà để đến lớp dành thời gian trao đổi, thảo luận mở rộng, đào sâu kiến thức của phần bài tập. Qua các hoạt động học sinh thực hiện, giáo viên hoặc phụ huynh có thể xác định được những năng lực nào mà con em mình còn thiếu, còn yếu để có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời.

 

Điểm cần lưu ý trong cuốn sách này là kiến thức, kĩ năng của bài thực hành và luyện tập trong SGK hiện hành đã kết hợp vào trong các bài có nội dung tương ứng để học sinh có cơ hội hình thành kiến thức một cách trọn vẹn và sâu sắc, vì vậy không còn bài thực hành và luyện tập riêng. Tuy nhiên, việc đánh số thứ tự bài học bám sát sách giáo khoa hiện hành (bỏ qua số thứ tự dành cho các bài thực hành và luyện tập) để bạn đọc tiện theo dõi. Cuối mỗi chương có một bài tổng hợp kiến thức và ở một vài chương có giới thiệu hoạt động Tập làm khoa học nhằm kích thích trí tò mò, sáng tạo, ham học hỏi cho học sinh khá, giỏi.

 

Bộ sách là tài liệu để giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục so sánh, đối chiếu, đánh giá giữa cách tiếp cận nội dung và tiếp cận phát triển năng lực theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, làm cơ sở định hướng hoạt động dạy học trong nhà trường, góp phần kết nối giữa Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành với Chương trình giáo dục phổ thông mới trong cách tiếp cận dạy học phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.

 

Trong sách có sử dụng một số hình ảnh trên Internet, nhóm tác giả chân thành cảm ơn tác giả của những hình ảnh này và cá nhân có mặt trong các bức ảnh.

 

Với mong muốn bộ sách ngày càng hoàn thiện trong những lần xuất bản tiếp theo, chúng tôi xin trân trọng đón nhận các ý kiến đóng góp cho bộ sách từ các thầy cô giáo, các em học sinh, các bậc phụ huynh và bạn đọc gần xa. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về:

 

PHÒNG BIÊN TẬP NỘI DUNG VÀ THIẾT KẾ MỸ THUẬT

Công ty Cổ phần Sách Giáo dục tại thành phố Hà Nội – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 2, nhà D, toà Vinaconex 1, số 289A, Khuất Duy Tiến, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Email: ktdt.ebs@gmail.com

 

CÁC TÁC GIẢ

Chủ đề/ Bài  Học liệu
Bài 2. Chất
  • Bảng nhiệt độ sôi

  • Đo nhiệt độ sôi của chất lỏng

  • Hình 1

  • Hình 10

  • Hình 11

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Hình 7

  • Hình 8

  • Hình 9

Expand
Bài 4. Nguyên tử
  • Hình 1

  • Hình 10

  • Hình 11

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Hình 7

  • Hình 8

  • Hình 9

Expand
Bài 5. Nguyên tố hoá học
  • Bảng 1

  • Bảng 2

  • Bảng 3

  • Bảng 4

  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Hình 7

Expand
Bài 6. Đơn chất và hợp chất - Phân tử
  • Đồng

  • Đường

  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Hình 7

  • Hình 8

  • Hình 9

  • Khí oxi

  • Kim cương

  • Muối

  • Nước

  • Than chì

Expand
Bài 9. Công thức hoá học
  • Bảng 1

  • Bảng 2

  • Bảng 3

  • Khí Cabonic

  • Khí Oxi

  • Kim loại nhôm

  • Mô hình A

  • Mô hình B

  • Nước

  • Sơ đồ

Expand
Bài 10. Hóa trị
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

Expand
Bài tập tổng hợp
  • Hình 1

  • Hình 10

  • Hình 11

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Hình 7

  • Hình 8

  • Hình 9

Expand
Bài 12. Sự biến đổi chất
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hơi nước (khí)

  • Nước (lỏng)

  • Nước đá rắn

  • Sơ đồ điện phân

Expand
Bài 13. Phản ứng hoá học
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

Expand
Bài 15. Định luật bảo toàn khối lượng
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Hình 7

Expand
Bài 17. Phương trình hoá học
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

Expand
Bài tập tổng hợp
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

Expand
Bài 18. Mol
  • Bảng 1

  • Bảng 2

  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Hình 7

  • Hình 8

  • Hình 9

Expand
Bài 19. Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất
  • Bảng 1

  • Hình 1

Expand
Bài 20. Tỉ khối của chất khí
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

Expand
Bài 21. Tính theo công thức hoá học
  • Bảng 1

  • Hình 1

  • Sơ đồ 1

Expand
Bài 22. Tính theo phương trình hoá học
  • Bảng 1

  • Hình 1

Expand
Bài tập tổng hợp
  • Bảng 1

  • Bảng 2

  • Biểu đồ 1

  • Biểu đồ 2

  • Nhiệt phân thuốc tím

Expand
Bài 24. Tính chất của oxi
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Phiếu học tập

Expand
Bài 25. Sự oxi hoá - Phản ứng hoá hợp, Ứng dụng của Oxi
  • Bảng 1

  • Hình 1

Expand
Bài 26. Oxit
  • Bảng 1

  • Bảng 2

  • Hình 1

Expand
Bài 27. Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy
  • Bảng 1

  • Hình 1

  • Sơ đồ

Expand
Bài 28. Không khí - Sự cháy
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

Expand
Bài tập tổng hợp
  • Hình 1

  • Hình 10

  • Hình 11

  • Hình 12

  • Hình 13

  • Hình 14

  • Hình 15

  • Hình 16

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Hình 7

  • Hình 8

  • Hình 9

Expand
Bài 31. Tính chất - Ứng dụng của hiđro
  • Bảng 1

  • Bảng 2

  • Bảng 3

  • Bảng 4

  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

Expand
Bài 33. Điều chế khí hiđro -Phản ứng thế
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Sơ đồ 1

  • Sơ đồ 2

Expand
Bài 36. Nước
  • Hình 1

Expand
Bài 37. Axit - Bazơ - Muối
  • Bảng 1

  • Bảng 2

  • Bảng 3

  • Bảng 4

  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

Expand
Bài 40. Dung dịch
  • Hình 1

  • Hình 2

Expand
Bài 41. Độ tan của một chất trong nước
  • Bảng 1

  • Bảng 2

  • Biểu đồ

  • Hình 1

  • Hình 2

Expand
Bài 42. Nồng độ dung dịch
  • Bảng 1

Expand
Bài tập tổng hợp
  • Bắp cải tím

  • Giấm trắng

  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Lon nước ngọt

  • Nước chanh

  • Nước rửa tay

  • Nước tinh khiết

  • Nước vôi

  • Thuốc muối

Expand
  • Các sách cùng loại