« Trở về

Phát triển năng lực trong môn Vật lí - Lớp 9

Tác giả: Nguyễn Văn Biên (Chủ biên) - Nguyễn Mai Dung - Tưởng Duy Hải - Nguyễn Thị Thuần - Dương Xuân Quý - Giáp Hồng Xiêm
Kích thước: 19 x 26.5
Giá bán: 49000 VNĐ
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm xuất bản: 2019

LỜI NÓI ĐẦU

 

Ngày 03 tháng 10 năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 4612/BGDĐT – GDTrH, hướng dẫn thực hiện Chương trình Giáo dục Phổ thông hiện hành với định hướng xây dựng chương trình nhà trường cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường để phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.

 

Trên tinh thần này, cuốn sách Phát triển năng lực trong dạy học môn Vật lí cấp Trung học cơ sở được biên soạn theo chương trình Vật lí hiện hành dưới dạng các hoạt động học tập nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Hệ thống các hoạt động học tập trong sách có thể được thực hiện cả trong lớp học và ngoài lớp học.

 

Đặc biệt bộ sách chú trọng đến các hoạt động giúp học sinh rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu dựa trên các nội dung trong sách giáo khoa để học sinh tiếp nhận, vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết các nhiệm vụ học tập đặt ra trong từng bài học đồng thời đảm bảo cho học sinh được dành nhiều thời gian trên lớp để luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình.

 

Cuốn sách được biên soạn bám sát theo các tiêu chí sau:

 

Phù hợp đối tượng học sinh: Mức độ yêu cầu bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng, lồng ghép trong các tình huống đa dạng, phong phú, gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh.

 

Gắn với thực tế: Trong mỗi bài học đều có những nội dung vận dụng kiến thức vào đời sống. Nhiều hình ảnh, tình huống thực được đưa vào làm nguồn thông tin để học sinh khai thác trong quá trình học tập.

 

Định hướng tích hợp: Các bài học được soạn thảo theo hướng tích hợp và góp phần giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Một số hoạt động học tập được xây dựng theo định hướng tích hợp STEM, các hoạt động này được thiết kế theo con đường hình thành kiến thức, định hướng xây dựng sản phẩm để phát triển năng lực chung và đặc thù trong môn Vật lí cho học sinh.

 

Tiện dụng đối với học sinh và giáo viên: Các hoạt động học tập được xây dựng phù hợp với việc tổ chức hoạt động dạy học trên lớp cũng như hoạt động tự học ở nhà. Các thiết bị, nguyên vật liệu sử dụng trong các phương án thí nghiệm trong sách phù hợp với thiết bị tối thiểu đã được cấp cho các trường hoặc có sẵn trong mỗi gia đình. Ngoài ra các bài học được chia theo một phân phối chương trình tương đối phù hợp đối với trường trung học cơ sở.

 

Các bài trong sách được viết theo cùng một cấu trúc thống nhất gồm các phần:

 

Phần đầu gồm mục tiêu được phát biểu theo các chỉ số hành vi, mức độ biểu hiện của năng lực thành phần mong muốn phát triển ở học sinh và các từ khoá để học sinh dễ nhớ, dễ tra cứu trong quá trình học tập và ôn tập. Phần này được nêu cụ thể, chi tiết để học sinh có thể tự định hướng kiểm tra kết quả học tập đạt được khi tự học theo sách và làm cơ sở để giáo viên đánh giá được tiết dạy đã đạt yêu cầu hay chưa.

 

Phần hoạt động học tập được thiết kế chi tiết từng hoạt động học, trong đó chỉ rõ cách thức học sinh cần thực hiện và sản phẩm học sinh cần đạt được, kiến thức học sinh cần hình thành và chiếm lĩnh. Học sinh có thể làm việc theo nhóm hoặc cá nhân để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Cách học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập, giúp đỡ bạn trong quá trình học, sản phẩm đạt được của từng hoạt động học tập là cơ sở đánh giá năng lực học sinh theo mục tiêu đặt ra. Hoàn thành các hoạt động học tập trong sách  này, học sinh sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

 

Phần hoạt động mở rộng là những nhiệm vụ học tập để học sinh ôn tập, củng cố, vận dụng các kiến thức vào đời sống. Phần này cũng có thể được sử dụng để phân hoá học sinh. Tuỳ theo trình độ của mình, học sinh có thể tự lực hoặc làm việc với sự hỗ trợ của bạn bè, thầy cô để hoàn thành một số hoặc toàn bộ các nhiệm vụ học tập thuộc phần này. Qua các hoạt động học tập của học sinh, giáo viên có thể đánh giá năng lực học sinh qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một hoạt động, xây dựng một sản phẩm, kết quả thí nghiệm, bài thuyết trình hoặc quá trình học sinh tham gia thảo luận, hỗ trợ bạn trong nhóm học tập.

 

Do từng bài học được thiết kế chi tiết thành các hoạt động học tập, nên giáo viên, phụ huynh có thể yêu cầu học sinh làm trước ở nhà để đến lớp dành thời gian trao đổi, thảo luận mở rộng, đào sâu kiến thức của phần bài tập. Qua các hoạt động học sinh thực hiện, giáo viên hoặc phụ huynh có thể xác định được những năng lực nào mà con em mình còn thiếu, còn yếu để có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời.

 

Bộ sách cũng là tài liệu để giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục so sánh, đối chiếu giữa cách tiếp cận nội dung và tiếp cận phát triển năng lực theo chương trình giáo dục phổ thông mới làm cơ sở định hướng hoạt động dạy học trong nhà trường, góp phần kết nối giữa chương trình giáo dục phổ thông hiện hành với chương trình giáo dục phổ thông mới.

 

Với mong muốn bộ sách ngày càng hoàn thiện trong những lần xuất bản tiếp theo, chúng tôi xin trân trọng đón nhận các ý kiến đóng góp cho bộ sách từ các thầy cô giáo, các em học sinh, các bậc phụ huynh và bạn đọc gần xa. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về:

 

Phòng Biên tập nội dung và Thiết kế mĩ thuật


Công ty Cổ phần Sách Giáo dục tại Thành phố Hà Nội – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 2, nhà D, toà Vinaconex 1, số 289A, Khuất Duy Tiến, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Email: ktdt.ebs@gmail.com

                                                                                                             

CÁC TÁC GIẢ

 

 

Một số lưu ý với giáo viên khi sử dụng sách:

 

- Các hoạt động học tập trong sách là những gợi ý về cách tổ chức dạy học phát triển năng lực. Tuỳ theo trình độ của học sinh, giáo viên có thể dạy một số hoạt động trong phần hoạt động mở rộng ngay trên lớp.

- Giáo viên cần đọc và giao nhiệm vụ chuẩn bị những nguyên vật liệu đơn giản hoặc những nhiệm vụ thu thập thông tin cho học sinh trước khi tới lớp.

- Các hoạt động học tập có thể được tổ chức theo hình thức cá nhân, nhóm hay toàn lớp. Đối với hoạt động dạy học theo trạm, tuỳ theo điều kiện cơ sở vật chất, trình độ của học sinh, giáo viên có thể cho học sinh lần lượt xoay vòng thực hiện một số hoặc toàn bộ các nhiệm vụ của các trạm.

- Đối với các dự án học tập: Giáo viên có thể dựa vào chương trình nhà trường để bố trí thời gian để học sinh tự  thực hiện dự án ở nhà và báo cáo kết quả, khai thác kết quả trên lớp.

- Trong khi tổ chức các hoạt động, cần có thời gian để học sinh suy nghĩ, trao đổi, thảo luận trước khi giáo viên hỗ trợ rút ra kiến thức.

 

Chủ đề/ Bài  Tài liệu hỗ trợ học
Chủ đề/ Bài  Học liệu
Bài 1. Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
  • Bảng 1

  • Bảng 2

  • Bảng 3

  • Hình 1a

  • Hình 1b

  • Hình 1c

  • Hình 1d

  • Hình 1e

  • Hình 3

  • Vẽ biểu đồ

Expand
Bài 2. Điện trở của dây dẫn, Định luật Ôm
  • Bảng 1

  • Hình 1

Expand
Bài 3. Thực hành Xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế
  • Bảng 1

  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

Expand
Bài 4. Đoạn mạch nối tiếp
  • Hình 1

  • Hình 2

Expand
Bài 5. Đoạn mạch song song
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5a

  • Hình 5b

Expand
Bài 6. Bài tập vận dụng định luật Ôm
  • Hinh 1a

  • Hình 1b

  • Hình 1c

  • Hình 1d

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 3a

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Hình 7

  • Hình 8a

  • Hình 8b

Expand
Bài 7. Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
  • Bảng 1

  • Bảng 2

  • Bảng 3

  • Hình 1

  • Hình 1a

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Hình 7

Expand
Bài 8. Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
  • Bảng 1

  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3a

  • Hình 3b

  • Hình 3c

Expand
Bài 9. Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu dây dẫn
  • Bảng 1

  • Hình 1

  • Hình 2

  • Sơ đồ 1

Expand
Bài 10. Biến trở - Điện trở dùng trong kĩ thuật
  • Hình 1a

  • Hình 1b

  • Hình 1c

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4a

  • Hình 4b

  • Hình 4c

  • Hình 4d

  • Hình 5

  • Hình 5a

  • Hình 6

  • Hình 6a

  • Hình 7

  • Hình 8

Expand
Bài 11. Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

Expand
Bài 12. Công suất điện
  • Hình 1a

  • Hình 1b

  • Hình 2

  • Hình 3a

  • Hình 3b

  • Hình 3c

  • Hình 3d

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

Expand
Bài 13. Điện năng, Công của dòng điện
  • Hình 1a

  • Hình 1b

  • Hình 1c

  • Hình 1d

  • Hình 1e

  • Hình 1f

  • Hình 2

  • Hình 2a

  • Hình 3a

  • Hình 3b

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Hình 7

Expand
Bài 14. Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng
  • Hình 1

  • Hình 2

Expand
Bài 15. Thực hành xác định công suất của dụng cụ điện
  • Bảng 1

  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3a

  • Hình 3b

  • Hình 4a

  • Hình 4b

Expand
Bài 16. Định luật Jun -Len-Xơ
  • Hình 1

  • Hình 2a

  • Hình 2b

  • Hình 3a

  • Hình 3b

Expand
Bài 17. Bài tập vận dụng định luật Jun - Len-Xơ
  • Hình 1

Expand
Bài 18. Thực hành kiểm nghiệm mối quan hệ Q ~ I2 định luật Jun -Len-Xơ
  • Bảng 1

  • Hình 1

  • Hình 2

Expand
Bài 19. Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
  • Bảng 1

  • Hình 1a

  • Hình 1b

  • Hình 1c

  • Hình 1d

  • Hình 1e

  • Hình 1f

  • Hình 2

  • Năm điều

Expand
Bài 20. Tổng kết phần điện học
  • Bảng 1

  • Hình 1

  • Hình 2

  • Sơ đồ 1

Expand
Bài 21. Nam châm vĩnh cửu
  • Bảng 1

  • Bảng 2

  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Hình 7

Expand
Bài 22. Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình a

  • Hình b

Expand
Bài 23. Từ phổ - Đường sức từ
  • Bảng 1

  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Hình 7

  • Hình 8

  • Hình 9

Expand
Bài 24. Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

Expand
Bài 25. Sự nhiễm từ của sắt thép - Nam châm điện
  • Bảng 1

  • Hình 1

  • Hình 10

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Hình 7

  • Hình 8

  • Hình 9

Expand
Bài 26. Ứng dụng của nam châm
  • Bảng 1

  • Bảng 2

  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Hình 7

  • Hình 8

Expand
Bài 27. Lực điện từ
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Hình 7

  • Hình 8

  • Hình 9

Expand
Bài 28. Động cơ điện một chiều
  • Hình 1a

  • Hình 1b

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

Expand
Bài 31,32. Hiện tượng cảm ứng điện từ –Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

Expand
Bài tập tổng hợp 1
  • Hình 2

  • Sơ đồ 1

Expand
Bài 33. Dòng điện xoay chiều
  • Bảng 1

  • Hình 1a

  • Hình 1b

  • Hình 1c

  • Hình 2a

  • Hình 2b

  • Hình 2c

  • Hình 3

  • Hình 4a

  • Hình 4b

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Hình 7

Expand
Bài 34. Máy phát điện xoay chiều
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5a

  • Hình 5b

  • Hình 5c

  • Hình 6

  • Hình 7

Expand
Bài 35. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều. Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều
  • Hình 1a

  • Hình 1b

  • Hình 1c

  • Hình 1d

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

Expand
Bài 36. Truyền tải điện năng đi xa
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Sơ đồ 1

  • Sơ đồ 2

Expand
Bài 37. Máy biến thế
  • Bảng 1

  • Đồ thị

  • Hình 1

  • Hình 2a

  • Hình 2b

Expand
Bài 39. Tổng kết phần Điện từ học
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Sơ đồ 1

  • Sơ đồ 2

Expand
Bài 40. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Trạm học tập 1

  • Trạm học tập 2

Expand
Bài 42. Thấu kính hội tụ
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Hình 7a

  • Hình 7b

  • Hình a

  • Hình b

  • Hình c

  • Hình d

  • Hình e

  • Nối cột

Expand
Bài 43. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Hình 7a

  • Hình 7b

Expand
Bài 44. Thấu kính phân kì
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5a

  • Hình 5b

  • Hình 6

  • Nối ô

Expand
Bài 45. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

Expand
Bài tập tổng hợp 2
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Hình 7

  • Hình 8

Expand
Bài 47. Sự tạo ảnh trong máy ảnh
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Hình 8

Expand
Bài 48. Mắt
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 3a

  • Hình 4

Expand
Bài 49. Mắt cận và mắt lão
  • Hình 1

  • Hình 2

Expand
Bài 50. Kính lúp
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

Expand
Bài 51. Bài tập quang hình
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3a

  • Hình 3b

  • Hình 4

Expand
Bài 52. Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
  • Hình 1

  • Hình 10

  • Hình 11

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Hình 7

  • Hình 8

  • Hình 9

Expand
Bài 53. Sự phân tích ánh sáng trắng
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

Expand
Bài 55. Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu
  • Hình 1a

  • Hình 1b

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4a

  • Hình 4b

Expand
Bài 56. Các tác dụng của ánh sáng
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

Expand
Bài 57. Thực hành nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc bằng đĩa CD
  • Bảng 1

  • Bảng 2

  • Hình 1

  • Hình 2

Expand
Bài tổng hợp 3
  • Hình 1

  • Hình 10

  • Hình 11

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Hình 7

  • Hình 8

  • Hình 9

  • Sơ đồ 1

  • Sơ đồ 2

Expand
Dự án loa điện động
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

Expand
Dự án máy phát điện gió
  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

Expand
  • Các sách cùng loại