« Trở về

Dạy Mĩ thuật lớp 8 theo định hướng phát triển năng lực

Tác giả: Nguyễn Thị Nhung (Chủ biên), Nguyễn Tuấn Cường, Lê Thúy Quỳnh, Đàm Thị Hải Uyên, Trần Thị Vân
Số trang: 116
Kích thước: 19 x 26
Giá bán: 50000 VNĐ
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm xuất bản: 2018

Lời giới thiệu:

Dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới nhằm phát triển năng lực cho học sinh đã được triển khai đại trà ở cấp Tiểu học từ năm học 2015 - 2016. Ngày 12/5/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có 

Công văn số 2070/BGDĐT - GDTH về việc triển khai dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới ở Tiểu học và phát triển, mở rộng lên cấp Trung học cơ sở. 

Để giúp cho giáo viên Mĩ thuật cấp Trung học cơ sở hiểu rõ những vấn đề chung về dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực, nắm vững các quy trình Mĩ thuật theo phương pháp mới, có kĩ năng trong việc xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề ở từng khối lớp và có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học Mĩ thuật mới vào Chương trình Giáo dục Mĩ thuật hiện hành, đồng thời hướng tới Chương trình Giáo dục Mĩ thuật mới theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh sau năm 2018, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam đã tổ chức biên soạn Bộ sách Dạy Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực từ lớp 6 đến lớp 9. Bộ sách này tiếp nối với bộ sách Dạy Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực cấp Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 đã triển khai trong năm học 2016 - 2017, nhằm giúp giáo viên Mĩ thuật cấp Trung học cơ sở vận dụng được linh hoạt phương pháp dạy học mới vào thực tiễn dạy học một cách hiệu quả.

Bộ sách Dạy Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực còn giúp cho các cán bộ Quản lí Giáo dục, giáo viên Mĩ thuật có thêm hiểu biết chung về phương pháp dạy học và các quy trình Mĩ thuật mới, cách tổ chức các hoạt động dạy học theo chủ đề ở từng khối lớp đạt hiệu quả cao và thiết thực, phù hợp với thực tế các vùng miền. Nội dung của mỗi cuốn gồm ba phần:

PHẦN THỨ NHẤT: Những vấn đề chung về dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực

Nội dung cơ bản của phần này nhằm giúp giáo viên Mĩ thuật có được những hiểu biết cơ bản về dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh thông qua việc đổi mới phương pháp dạy học Mĩ thuật hiện nay của giáo viên ngay từ việc xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề cho đến việc vận dụng những phương pháp, quy trình Mĩ thuật mới trong tổ chức các hoạt động học tập phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của học sinh.

PHẦN THỨ HAI: Một số quy trình dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới

Giới thiệu về các quy trình Mĩ thuật theo phương pháp dạy học 

Mĩ thuật mới của Dự án Hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật cấp Tiểu học (SAEPS) giúp cho giáo viên Mĩ thuật Trung học cơ sở tiếp cận và biết cách lựa chọn, tổ chức các hoạt động học tập linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của vùng miền và đối tượng học sinh ở mỗi khối lớp.

PHẦN THỨ BA: Gợi ý tổ chức dạy học Mĩ thuật tích hợp theo chủ đề dựa trên Chương trình Giáo dục Mĩ thuật hiện hành

Sử dụng những ví dụ cụ thể ở mỗi chủ đề của từng khối lớp cấp 

Trung học cơ sở để gợi mở, khuyến khích và truyền cảm hứng cho giáo viên trong việc tìm tòi sáng tạo và vận dụng linh hoạt vào thực tế dạy học trên cơ sở kế hoạch dạy học của cá nhân. 

Mỗi hoạt động đều có mục tiêu cụ thể do giáo viên xác định để khuyến khích, gợi mở, hỗ trợ nhằm hướng tới kết quả cần đạt được của học sinh sau hoạt động. 

Khi kết thúc mỗi chủ đề, có thêm nội dung hướng dẫn học sinh vận dụng sáng tạo/ phát triển ý tưởng để học sinh vận dụng kiến thức, 

kĩ năng vào cuộc sống hoặc các chủ đề tiếp theo có liên quan. 

Lần đầu xuất bản, bộ sách khó tránh khỏi những hạn chế. Kính mong các quý thầy cô và độc giả đóng góp ý kiến để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong những lần xuất bản sau.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về:

Phòng Khai thác và Quản lí đề tài, Công ty cổ phần Sách Giáo dục tại Thành phố Hà Nội.

Địa chỉ: Nhà D, Toà nhà Vinaconex 1, 289A Khuất Duy Tiến, Trung Hoà, Cầu Giấy Hà Nội.

Trân trọng cảm ơn! 

CÁC TÁC GIẢ

Chủ đề/ Bài  Học liệu
Phần 1
  • Các hình thức học mĩ thuật

  • Các hoạt động giáo dục mĩ thuật

  • Cảm nhận hình ảnh

  • Chạm khắc, đắp nổi

  • dạy học mĩ thuật phát triển các kiểu trí...

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Mô hình tháp học tập

  • Sự nối tiếp các HĐ theo một chủ đề

  • Tạo hình khối

  • Tạo mô hình biểu đạt

  • Tưởng tượng hình ảnh qua đường nét

  • Xây dựng KHDH theo chủ đề

Expand
Phần 2
  • Giới thiệu, chia sẻ, nhận xét về sản phẩm

  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Lựa chọn hình thức

  • Nặn đất xét

  • Tạo hình ghép nối

  • Tạo sản phẩm nhóm theo chủ đề

  • Tạo sản phầm tập thể

  • Uốn dây thép, bồi giấy tạo khối

  • Vẽ màu theo cảm súc

  • Xây dựng ý tưởng từ vât liệu

Expand
Phần 3 - Bài 1. Tết trung thu
  • 1

  • 2

  • 3

  • 4

  • 5

  • 6

  • 7

  • 8

Expand
Phần 3 - Bài 2. Sơ lược mĩ thuật Việt Nam thời Lê
  • 1

Expand
Phần 3 - Bài 3. Thầy cô và mái trường
  • 1a

  • 1b

  • 2a

  • 2b

  • 3

  • 5

  • 6

  • 7

  • 8

  • 9

Expand
Phần 3 - Bài 4. Thế giới cổ tích
  • 1

  • 10

  • 2

  • 3

  • 4

  • 5

  • 6

  • 8

  • 9

Expand
Bài 5. Sơ lược mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975
  • 1

  • 2

  • 3

Expand
  • Các sách cùng loại