« Trở về

Giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông

Tác giả: Nguyễn Văn Biên - Tưởng Duy Hải (đồng Chủ biên)- Trần Minh Đức - Nguyễn Văn Hạnh - Chu Cẩm Thơ - Nguyễn Anh Thuấn - Đoàn Văn Thược - Trần Bá Trình
Số trang: 211
Kích thước: 19 x 26
Giá bán: 95000 VNĐ
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm xuất bản: 2019

LỜI NÓI ĐẦU

 

Giáo dục khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán (STEM) đang được nhiều nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới triển khai sâu, rộng trong chương trình giáo dục phổ thông. Hình thức giáo dục này đóng vai trò là đòn bẩy để thực hiện mục tiêu giáo dục năng lực cho các công dân tương lai đáp ứng nhu cầu của nền khoa học, công nghệ 4.0 trong thế kỉ XXI.

 

Ở nước ta, giáo dục STEM đã chính thức được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông mới và được thể hiện cụ thể trong từng môn học như Toán, Khoa học tự nhiên, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học của các cấp học, bậc học. Đặc biệt, Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2017 và Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học trong chương trình giáo dục phổ thông, tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kĩ thuật - toán phù hợp với xu hướng phát triển ngành nghề của quốc gia, đáp ứng thị trường lao động, chuẩn bị điều kiện đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

 

Nhưng giáo dục STEM là gì, xây dựng và tổ chức thực hiện giáo dục STEM như thế nào để đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh cũng như làm thế nào đưa giáo dục STEM vào trong các môn học một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam là những vấn đề, câu hỏi cần được trả lời.

 

Cuốn Giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông được biên soạn dựa trên sự tham khảo cơ sở lí luận khoa học của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, cơ sở thực tiễn và kinh nghiệm của các nước phát triển đã triển khai giáo dục STEM, đồng thời bám sát thực tế của Việt Nam, nhất là tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo qua các Hướng dẫn số 791/HD-BGDĐT ngày 25 tháng 6 năm 2013 về thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông nhằm giáo dục định hướng nghề nghiệp; Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; Công văn số1290/BGDĐT-GDTrH ngày 29 tháng 3 năm 2016 về hướng dẫn triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học năm học 2016-2017; Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2016 về tổ chức dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương; Công văn số3282 /BGDĐT-TĐKT ngày 28 tháng 7 năm 2017 về đổi mới, sáng tạo trong dạy và học; Công văn số 4612/BGDĐTGDTrH ngày 03 tháng 10 năm 2017 về hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh và Kế hoạch số 333/KH-BGDĐT ngày 23 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thí điểm giáo dục STEM trong giáo dục phổ thông.

 

Cuốn sách gồm bốn phần: cơ sở khoa học của giáo dục STEM; quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện giáo dục STEM ở trường phổ thông; giáo dục STEM trong môn học và hoạt động giáo dục và một số chủ đề STEM cho các cấp học. Từng nội dung trong cuốn sách đều có các ví dụ, minh chứng và hình ảnh thể hiện cho các đặc điểm của giáo dục STEM theo từng cấp học, bậc học hoặc hình thức, phương tiện phục vụ giảng dạy, hoạt động của học sinh. Đặc biệt, phụ lục của cuốn sách thể hiện vai trò quan trọng của công nghệ số và tìm kiếm thông tin trong giáo dục STEM và hệ thống tài liệu tham khảo để độc giả có thể tìm hiểu sâu hơn, rộng hơn về giáo dục STEM ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Cuốn sách là tài liệu tham khảo dành cho giáo viên, cán bộ quản lí, các nhà nghiên cứu, cung cấp các góc nhìn tổng thể hơn về giáo dục STEM dựa trên hệ thống cơ sở lí luận, cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn trong nghiên cứu, trong thực hiện và triển khai giáo dục STEM ở nhà trường phổ thông Việt Nam theo nhu cầu phát triển năng lực và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

 

Với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và sự đa dạng trong tiếp cận giáo dục STEM ở Việt Nam, các nội dung trong cuốn sách có thể chưa phản ánh hết hoặc đầy đủ bản chất của giáo dục STEM và cũng không thể tránh khỏi thiếu tính cập nhật thành tựu mới ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

 

Nhóm tác giả trân trọng đón nhận các đóng góp và thảo luận của quý độc giả về nội dung cuốn sách để những lần tái bản sau được cập nhật và bổ sung. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về:

 

BAN BIÊN TẬP NỘI DUNG VÀ THIẾT KẾ MĨ THUẬT

Công ty Cổ phần Sách Giáo dục tại thành phố Hà Nội - Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 2, nhà D, toà Vinaconex 1, số 289A, Khuất Duy Tiến, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Email: ktdt.ebs@gmail.com

CÁC TÁC GIẢ

Chủ đề/ Bài  Tài liệu hỗ trợ học
Chủ đề/ Bài  Học liệu
Phần A. Cơ sở khoa học của giáo dục STEM
  • Bình thủy tinh

  • Cảm biến độ ẩm

  • Cưa gỗ cầm tay

  • Giá đơc

  • H1

  • H10

  • H11

  • H12

  • H13

  • H14

  • H15

  • H16

  • H17

  • H18

  • H19

  • H2

  • H20

  • H21

  • H22

  • H3

  • H4

  • H5

  • H6

  • H7

  • H8

  • H9

  • Hình 10

  • Hình 11

  • Hình 12

  • Hình 13

  • Hình 14

  • Hình 15

  • Hình 16

  • Hình 17

  • Hình 18

  • Hình 19

  • Hình 1a

  • Hình 1b

  • Hình 1c

  • Hình 1d

  • Hình 2

  • Hình 20

  • Hình 21

  • Hình 22

  • Hình 23

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Hình 7

  • Hình 8

  • Hình 9

  • Keo dán

  • Mỏ hàn điện cầm tay

  • Súng bắn keo

  • Tấm formex

  • Tấm Mica

Expand
Phần B. Qui trình xây dựng và tổ chức giáo dục STEM ở trường phổ thông
  • Bảng 1

  • Đáp án phiếu học tập 1

  • H1

  • H2

  • H3

  • H4

  • H5

  • H6

  • H7

  • H8

  • H9

  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Phiếu học tâp 1

  • Sơ đồ 1

Expand
Phần C. Giáo dục STEM trong môn học và hoạt động giáo dục
  • H1

  • H2

  • H3

  • H4

  • H5

  • H6

  • Hình 1

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 3a

  • Hình 4

  • Hình 4a

  • Học sinh làm chất chỉ thị axit - baze từ...

  • Học sinh lớp 8 - làm việc nhóm trải nghiệm...

  • Thiết bị chủ để STEM

Expand
Phần D. Một số chủ đề giáo dục STEM - Chủ đề 1. Vòng tuần hoàn của nước
  • H1

  • H2

  • H3

  • H4

  • Phiếu học tập

  • Tiêu chí đánh giá bài trình bày nhóm

  • Tiêu chí đánh giá hoạt động cá nhân

  • Tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm

Expand
Phần D. Một số chủ đề giáo dục STEM- Chủ đề 2. Xây dựng thiết bị giữ ấm vật nuôi
  • Câu lệnh điều khiển nhiệt độ

  • Hình 1

  • Hình ảnh CoachLabII

  • Mô hình hệ thống giữ ấm vật nuôi

Expand
Phần D. Một số chủ đề giáo dục STEM - Chủ đề 3. Thiết kế hệ thống tưới nước tự động
  • Adapter 12V

  • Bảng 1

  • Bảng 2

  • Bảng 3

  • Đèn Led phát quang

  • Đồng hồ vạn năng

  • H1

  • Khay nhựa

  • Máy bơm loại nhỏ

  • Modtl rơle

  • Modul cảm biến độ âm HS1101

  • Phiếu học tập 1

  • Phiếu học tập 2

  • Phiếu học tập 3

  • Phiếu kết quả

  • Phiếu kiểm nghiệm - đánh giá

  • Pin điện 9V

Expand
Phần D. Một số chủ đề giáo dục STEM- Phụ luc 1. Khai thác nền tảng CNTT trong giáo dục STEM
  • Cảm biến ánh sáng

  • Cảm biến áp suất

  • Cảm biến điện áp

  • Cảm biến độ ẩm

  • Cảm biến độ đục

  • Cảm biến khí CO2

  • Cảm biến nhiệt độ

  • Cảm biến PH

  • H9

  • Hình 1

  • Hình 10

  • Hình 11

  • Hình 12

  • Hình 13

  • Hình 14

  • Hình 15

  • Hình 16

  • Hình 17

  • Hình 18

  • Hình 19

  • Hình 20

  • Hình 21

  • Hình 22

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Hình 7

  • Hình 8

  • Hình 9

Expand
Phần D. Một số chủ đề giáo dục STEM- Phụ lục 2. Sử dụng công cụ tìm kiếm Google
  • Hình 1

  • Hình 10

  • Hình 11

  • Hình 12

  • Hình 2

  • Hình 3

  • Hình 4

  • Hình 5

  • Hình 6

  • Hình 7

  • Hình 8

  • Hình 9

Expand
  • Các sách cùng loại